Video

Giải pháp

GIẢI PHÁP TỔNG THỂ HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G

PHẦN I : SỰ HÌNH THÀNH CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP

 

1.Vì sao chúng ta chuyển từ hệ thống phát thanh FM sang hệ thống truyền thanh thông minh IP :

- Vì hệ thống truyền thanh FM hiện tại có nhiều khuyết điểm như :

+ Khoảng cách phát sóng bị giới hạn.

+ Chất lượng âm thanh phát không tốt.

+ Hay hú, nhiễu, sôi..

+ Không quản lý được nội dung phát, tình trạng thiết bị, số lượng thiết bị.

+ Việc vận hành tốn nhiều thời gian, nhiều nhân lực để vận hành.

+ Chi phí cho việc sửa chữa, khắc phụ hư hỏng, trả phí vận hành lớn

+ Và rất nhiều hạn chế khác nữa.

Vì những nhược điểm đó thì hệ thống truyền thanh thông minh IP đã ra đời để giải quyết bài toán của hệ thống truyền thanh hiện tại không đáp ứng được.

2. Căn cứ pháp lý nào để chúng ta làm hệ thống truyền thanh thông minh IP ?

+ Quyết định số Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin”;

+ Thông tư số 37/2017/TT-BTTTT ngày 07/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho phát thanh .

+ Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT ngày 24/11/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT;

+ Công văn số 09/TTCS-CS ngày 5 tháng 1 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn triển khai công tác thông tin cơ sở sở  2021.

3. Thiết bị truyền thanh thông minh IP có đặc điểm gì nổi bật :

- Sử dụng hạ tầng sóng 3G/4G của nhà mạng nên không hạn chế khoảng cách phát sóng.

- Quản trị, quản lý, vận hành tập trung, quản trị đơn giản, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian và nhân lực; có khả năng lựa chọn, giám sát và vận hành thiết bị.

- Quản lý thiết bị đầu cuối qua ứng dụng giúp phát hiện các thiết bị hư hỏng mà không cần nhân lực thường xuyên đến tận nơi để kiểm tra.

- Có chức năng tự động chuyển từ văn bản sang giọng nói để tạo bản tin phát thanh mà không cần phải đọc với đầy đủ các giọng nam/nữ, giọng ba miền Bắc-Trung-Nam  .

 - Tiết kiệm thời gian và nhân lực vận hành, trực phát thanh, bạn có thể lập lịch phát sóng, kiểm tra thiết bị, vận hành toàn bộ hệ thống tại bất kỳ vị trí nào có internet chỉ với 1 máy tính hay điện thoại.

- Có thể chia sẻ quyền quản lý, khai thác các thiết bị với các đơn vị như cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phát thông báo về cảnh báo thiên tai; ngành văn hoá, du lịch khai thác để phát bản tin thông tin du lịch ở các khu vực có nhiều du khách; cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thông tin về tình hình cháy, nổ và các biện pháp phòng ngừa được thông báo đến cụm thu truyền thanh ở khu vực có cháy để sơ tán người, tài sản, tạo thuận lợi cho việc chữa cháy; cảnh sát giao thông thông báo lỗi vi phạm của người tham gia giao thông tại các nút giao thông…

 

PHẦN II : SO SÁNH HỆ THỐNG TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY FM VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP.

 

1. So sánh thiết bị của hệ thống truyền thanh thông minh IP và hệ thống truyền thanh không dây FM.

Tại trung tâm huyện/xã :

Chúng ta thấy rằng giữa 2 hệ thống có sự chênh lệch rất lớn về thiết bị :

- Với hệ thống FM thì bao gồm rất nhiều thiết bị thì mới có thể hoạt động được, rồi cần có quỹ đất để trồng trụ anten, có phòng cố định để vận hành, có người đến trực phát thanh…

- Với hệ thống truyền thanh thông minh IP thì thiết bị hết sức gọn nhẹ, có thể thao tác, vận hành ở mọi nơi.

Tại các thôn/ấp :

- Xem sơ đồ ta có thể thấy về số lượng thiết bị là giống nhau.

- Chức năng đều là để phát ra bản tin của các đài VOV, đài tỉnh, đài huyện, đài xã.

- Cách thức hoạt động, độ ổn định, cách vận hành, các tính năng  của sản phẩm sẽ khác nhau.

 

PHẦN III : BẢO MẬT TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP.

 

1. Mô hình tổng thể về hệ thống truyền thanh thông minh IP :

- Hệ thống truyền thanh thông minh IP hoạt động trên nền tảng hạ tầng của các nhà mạng, nên ngoài yếu tố về thiết bị, còn phụ thuộc vào hạ tầng mạng tại các nơi được lắp đặt. Hiện nay hạ tầng mạng của các nhà mạng tương đối tốt, nên rất thuận lợi cho việc phát triển truyền thanh thông minh IP.

- Hệ thống truyền thanh thông minh IP được phân cấp, phân quyền quản lý từ trung ương tới các cấp thôn xã. Nhưng về cơ bản thì chỉ có Huyện và xã là 2 đơn vị chính vận hành các thiết bị này.

- Hệ thống truyền thanh thông minh IP chạy qua nền tảng mạng, quản lý trên nền tảng Cloud Server nên yêu cầu máy chủ phải đặt ở Việt Nam và phải được bảo mật rất tốt để bảo đảm an toàn thông tin. Khi các tỉnh có nhu cầu có thể cài phần mềm quản lý ngay trên Server của tỉnh để bảo đảm an toàn.

- Nhìn sơ đồ chúng ta thấy hệ thống truyền thanh thông minh IP quản lý tập trung, tài khoản người sử dụng sẽ được quản lý từ sever. Nên người sử dụng có thể truy cập từ bất kỳ đâu có mạng internet.

- Các bộ thu thông minh IP cũng sẽ sử dụng sóng 3G/4G của các nhà mạng khác nhau được. Có thể sử dụng nhiều nhà mạng, nhiều trạm PST khác nhau trong cùng một hệ thống. Đây là điều khác biệt so với hệ thống FM, khi hệ thống FM chỉ bắt được sóng duy nhất tại trạm trung tâm phát ra.

 2. Hệ thống máy chủ và hệ thống bảo mật thông tin.

2.1 Hệ thống máy chủ :

- Máy chủ sử dụng thiết bị của các hãng nổi tiếng như : IBM, HP, DELL.

- Hệ thống máy chủ được thiết kế máy chủ chạy chính ( Master) và máy chủ dự phòng (Slaver) và luôn backup dữ liệu, cho hệ thống an toàn 100%.

- Hệ thống máy chủ gồm có : Hệ thống máy chủ quản lý thiết bị và lập lịch phát sóng và hệ thống máy chủ để phát trực tiếp các chương trình (Livestream) tách biệt.

- Hệ thống máy chủ (Sever) được cài đặt CentOS 7.5 một nền tảng điện toán doanh nghiệp cho tính bảo mật cao, sự ổn định lớn.

- Sử dụng cấu trúc mã hóa JavaEE ("Java Enterprise Edition" "Java Phiên Bản Doanh Nghiệp", nó là một nền tảng (platform) dành cho việc xây dựng các ứng dụng (Application) cấp doanh nghiệp) cho giải pháp Websever đám mây chuyên nghiệp với SQL/ bộ nhớ đệm.

- Đưa ra mạng toàn cầu Internet dựa trên máy chủ web (Webserver based).

2.2 Hệ thống tường lửa( Firewall) cứng :

- Hệ thống sử dụng các thiết bị tường lửa ( Firewall) cứng của các hãng nổi tiếng : Juniper, Firewall Cisco, Fotinet, Fortigate, Checkpoint, Sophos…để bảo vệ cho các server quản lý, lưu trữ.

2.3 Bảo mật thông tin và chống tấn công :

- Máy chủ được thuê chổ đặt tại các trung tâm IDC lớn trong nước như : Viettel, VNPT, FPT, VTC….. được bảo mật với tiêu chuẩn cao nhất :

-Trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế Tier 3, với quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam.

- An toàn thông tin : Đảm bảo sao lưu định kỳ 100% hệ thống, không có sự xâm nhập thành công nào vào hệ thống. Bảo mật mọi thông tin.

- Đội ngũ IT chuyên môn cao, chăm sóc khách hàng 24/7 sẵn sàng cho mọi tình huống, giải quyết mọi vấn đề.

- Sao lưu tất cả các loại dữ liệu, tự động lập lịch quay vòng, hỗ trợ đa giao thức kết nối, tích hợp phần mềm chuyên nghiệp.

- Mở rộng không giới hạn dung lượng lưu trữ đơn giản, dễ dàng, không gián đoạn dịch vụ.

- Máy chủ (Sever) được thiết kế dựa trên hệ điều hành Linux được tùy chỉnh cho hoạt động có tính ổn định cao, các chế độ bảo mật tốt nhất.

- Đăng nhập bằng khóa mã hóa.

- Thiết kế bảo mật cao bẳng SSH.

- Hệ thống được xây dựng nhiều mã hóa cho máy chủ để chặn việc chỉnh sửa từ xa trên internet nhằm bảo vệ tấn công hacker từ xa.

- Mở rộng không giới hạn dung lượng lưu trữ đơn giản, dễ dàng, không gián đoạn dịch vụ.

- Có lắp đặt thiết bị tường lửa cứng chuyên dụng + tường lửa mềm + phần mền antivrus.

- Các máy chủ (Sever) chính (Master) và máy chủ (Sever) dự phòng trong một hệ thống được kết nối với nhau qua ngăn cách là các thiết bị tường lửa cứng cho độ an toàn cao nhất.

- Hệ thống máy chù được bảo vệ việc chống lại tấn công :

+ Tấn công bằng phần mềm độc hại (Malware Attack) ...

+ Tấn công giả mạo (Phishing Attack) ...

+ Tấn công trung gian (Man in the middle attack) ...

+ Tấn công từ chối dịch vụ (DoS & DDoS) ...

+ Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL Injection) ...

+ Khai thác lỗ hổng Zero Day (Zero Day Attack)

- Bảo vệ đăng nhập vào máy chủ ( server) :

+ Bằng mật khẩu gồm tối thiểu 08 ký tự có chữ cái, số và kí tự đặc biệt, viết thường và viết hoa để nâng cao tính an toàn chống lại hacker.

+ Bảo vệ máy chủ (Sever) tấn bị tấn công nếu người dùng làm lộ tên đăng nhập bằng cách nếu đăng nhập sai mật khẩu quá 5 lần, tài khoản sẽ bị khóa.

- Phương thức bảo mật nhận và gửi dữ liệu thông tin giữa máy chủ ( server) và thiết bị đầu cuối được xây dựng một kiểu mã hóa chuyên biệt tự định nghĩa với thuật toán hoán đổi ngẫu nhiên để ngăn không cho người khác nhìn thấy và lấy dữ liệu.

- Chúng tôi dùng hệ điều hành Linux tùy chỉnh để ngăn chặn hacker. Các ứng dụng được thiết kế với nhiều xác minh bằng mã hóa mã hóa của riêng chúng tôi để tránh bị bên thứ ba đọc.

- Các dữ diệu gửi được mã hóa 2 lần trước khi gửi bằng thuật toán riêng, sau khi dữ liệu đã mã hóa được nén lại để giảm bớt dung lượng sau đó được mã hóa thêm một lần nữa và được chia nhỏ để gửi đến đầu nhận, tại đầu nhận sẽ dùng thuật toán để nối lại dữ liệu như trước chia nhỏ và giải nén để nhận lại dữ liệu mã hóa ban đầu. Nếu có kiểm tra có sự khác thường sẽ bị loại bỏ.

 

PHẦN IV : SỐ HÓA ĐÀI TRUYỀN THANH TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP.

1. Số  hóa các đài truyền thanh như thế nào là đúng ?

- Hiện nay chúng ta đang nhầm lẫn giữa việc số hóa đài truyền thanh và mã hóa đài truyền thanh. Chúng ta cần phân biệt rõ điều này để không bị nhầm lẫn khi đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh IP cho các địa phương.

- Tuy số hóa và mã hóa đều là hình thức chuyển đổi từ tín hiệu tương tự thành tín hiệu số truyền tới thiết bị đầu cuối nhưng mỗi hình thức có đặc thù riêng.

1.1 .Phương thức số hóa của đài trung ương VOV và đài tỉnh hiện nay : Hiện nay các đài phát thanh trung ương (VOV), các đài phát thanh truyền hình tỉnh họ số hóa đài mình như thế nào ?

+ Các đài VOV/tỉnh dùng bộ số hóa chuyên dụng để số hóa tín hiệu âm thanh và hình ảnh.

+ Đài VOV và các đài tỉnh hiện nay số hóa bằng cách thiết lập một luồng dữ liệu HLS ( phát trực tuyến dựa trên HTTP). Tất cả người dân dùng máy tính hay điện thoại thông minh đều có thể nghe khi có nhu cầu.

+ Ví dụ như đài tiếng nói Việt Nam VOV 1 số hóa thành luồng mạng :

https://str.vov.gov.vn/vovlive/vov1vov5Vietnamese.sdp_aac/chunklist_w616291589.m3u8

VOV đưa lên Web, hoặc chúng ta biết link này thì đều có thể nghe trực tiếp.

+ Cách số hóa này có lợi thế tính quảng bá cao, nhiều người tiếp cận được với nội dung phát thanh, phù hợp với thời đại công nghệ hiện nay.

1.2 . Phương thức số hóa của công ty SAIGONET:

-  Vậy công ty SAIGONET đã thực hiện số hóa các đài truyền thanh Huyện/xã như thế nào?. Chúng ta hãy xem sơ đồ sau :

+ Được số hóa bằng bộ số hóa chuyên dụng.

+ Số hóa theo chuẩn của các đài trung ương, đài tỉnh để đảm bảo tính đồng bộ khi phát sóng.

+ Số hóa thành luồng mạng dòng ts với độ trễ ≤ 3 giây để các bộ thu thông minh IP phát thanh.

+ Số hóa thành luồng mạng dòng m3u8 để cán bộ kiểm tra , tất cả người dân đều nghe được trên điện thoại thông minh.

2. Tại sao chúng ta lại dùng IP tĩnh để số hóa đài truyền thanh.

- IP tĩnh  là  do nhà mạng cấp cho Modem mạng của khách hàng, IP này sẽ không bị thay đổi theo thời gian, bật tắt nguồn.

- Số hóa bằng IP tĩnh là gán địa chỉ bộ số hóa chuyên dụng vào địa chỉ IP tĩnh để cố định đường link số hóa của đài truyền thanh Huyện/xã.

- Các bộ thu thông minh IP sẽ sử dụng các luồng mạng số hóa này để phát thanh theo khung giờ như đã lập lịch.

- Người dân sử dụng luồng mạng để nghe trên trên điện thoại khi cần thiết khi đã biết luồng mạng mà không cần phải tìm lại.

- Khi sử dụng IP tĩnh cho bộ số hóa chuyên dụng thì IP tĩnh đóng vai trò như một server, đảm bảo rằng các đài truyền thanh huyện/xã là cố định, chủ động, không phụ thuộc vào bất kỳ server của công ty, hay của đơn vị nào khác.

- Nhìn sơ đồ chúng ta cũng nhận thấy các bộ thu thông minh chủ động bắt các luồng mạng của các đài VOV/Tỉnh/Huyện/Xã  một cách trực tiếp, khi đó các đài không phải tiếp âm các đài cấp trên nữa. Khi một trong các đài không phát thì các đài còn lại vẫn sẽ phát bình thường.

- Các luồng mạng của các huyện, các xã tại các tỉnh là tách biệt, độc lập nhau, không liên quan tới nhau. Nên tính an toàn, bảo mật rất cao so với giải pháp tập chung về 1 server của bên cung cấp.

3. Nếu không dùng IP tĩnh thì bộ số hóa chuyên dụng có số hóa được không.

- Khi số hóa dùng IP tĩnh thì quá an toàn và tiện lợi, nhưng vấn đề đặt ra là chi phí cho IP tĩnh hàng năm. Nhiều xã hiện nay kinh phí còn hạn hẹp nên việc chi thêm IP tĩnh còn khó khăn, vậy giải pháp đưa ra là gì ?

- Khi đó chúng ta sẽ số hóa qua server của nhà cung cấp như hình sau :

- Nhìn sơ đồ ta thấy rằng :

+ Đài Huyện/ xã vẫn số hóa theo chuẩn của đài VOV/tỉnh.

+ Vẫn tạo ra link cho các bộ thu thông minh IP chủ động bắt luồng để phát thanh.

+ Tại trung tâm huyện/xã sẽ không dùng IP tĩnh mà chỉ cần gắn thiết bị vào mạng internet bình thường.

+ Chỉ có 1 điều khác duy nhất là các luồng mạng khi không dùng IP tĩnh sẽ phải chạy qua server. Khi đó tính an toàn phụ thuộc hoàn toàn vào server của nhà cung cấp, độ an toàn cũng không được cao vì khi rớt thì sẽ rớt toàn bộ.

- Ưu điểm duy nhất là dùng giải pháp này sẽ không mất chi phí đường truyền.

4. Hiện nay còn có cách nào khác số hóa đài truyền thanh huyện/xã dùng cho bộ thu truyền thanh thông minh IP ?

- Hiện nay trên thị trường các công ty còn dùng phương pháp số hóa tín hiệu các đài huyện/xã bằng chuẩn riêng của mình. Sau đó đẩy lên server của mình rồi truyền xuống các bộ thu thông minh IP.

- Với cách làm này thì có những nhược điểm sau :

+ Không số hóa các đài huyện/xã theo chuẩn của các đài trung ương VOV và đài tỉnh.

+ Không số hóa bằng bộ số hóa chuyên dụng, mà được mã hóa bằng máy tính, khi mã hóa qua máy tính thì chất lượng âm thanh không cao, độ trễ lớn, phải dùng thêm một phần mềm khác.

+ Không tạo được đường link số hóa chuẩn, mà mã hóa theo chuẩn riêng gây khó khăn cho chủ đầu tư khi muốn thay đổi hệ thống khác.

+ Tất cả các đường mã hóa phải đưa qua server của nhà cung cấp : khi đó đến giờ các bộ thu thông minh IP sẽ phải bâu vào server lấy luồng về phát dễ gây tình trạng nghẽn mạng, độ trễ cao, không an toàn.

+ Các bộ thu thông minh IP không tự bắt được các luồng mạng đã số hóa của đài VOV/Tỉnh, mà phải dùng server mã hóa lại mới bắt được đài này gây ra tình trạng trễ và giảm chất lượng tín hiệu khi phải qua quá nhiều bước để tiếp âm được.

+ Người dân muốn nghe đài số hóa của huyện/xã không được hoặc phải cài phần mềm của nhà cung cấp gây bất tiện cho người dân.

 

PHẦN V : CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP.

 

I. CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP.

1. Bộ số hóa đài truyền thanh huyện/xã : đây là thiết bị số hóa các tín hiệu của đài truyền thanh huyện/xã thành luồng mạng phát lên internet.

2. Bộ tích hợp điều khiển : Đây là thiết bị tích hợp vừa phát các file nội dung của đài huyện/xã, tiếp âm đài tỉnh, tiếp âm đài tiếng nói Việt Nam. Đồng thời điều khiển đóng mở nguồn cho các thiết bị FM cũ, cung cấp tín hiệu đồng bộ cho hệ thống mới và hệ thống cũ.

3. Bộ thu thông minh IP sử dụng sim 3G/4G/Internet: Thiết bị thu sóng đặt tại các thôn/ấp, để chuyển tín hiệu số thành analog phát ra loa.

4. Loa phát thanh : Để phát tín hiệu âm thanh cho người dân nghe, loa tùy chọn các loại công suất.

5. Máy tính phát thanh : máy bàn hoặc máy tính xách tay để xử lý các chương trình phát thanh.

6. Micro : để thu âm chương trình phát thanh,  đọc thông báo khẩn cấp.

7. Bộ trộn tín hiệu ( mixer ) : Là thiết bị để xử lý các nguồn tín hiệu khác nhau phục vụ cho việc phát thanh.

 

II. CÁC THIẾT BỊ TẠI TRUNG TÂM HUYỆN/XÃ

1. BỘ SỐ HÓA ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN/XÃ.

+ Mã hiệu : ECR-16

+ Hãng sản xuất : Saigonet

+ Xuất xứ : Việt Nam

A.Tính năng cơ bản :

- Số hóa âm thanh /hình ảnh thành luồng IP sử dụng giao thức truyền phát HLS, TS, RTSP  và đẩy luồng qua địa chỉ IP cố định do nhà cung cấp dịch vụ internet cung cấp.

- Số hóa âm thanh /hình ảnh thành luồng IP sử dụng giao thức truyền phát RTMP đẩy luồng qua máy chủ của đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến.

- Thay đổi được tốc độ truyền cho phù hợp với các đường truyền tương ứng hiện có.

- Ghi lại chương trình đã số hóa theo thời gian thực.

- Kết nối với mạng có dây qua LAN, mạng không dây qua Wifi.

B. Thông số kỹ thuật :

1.Vi xử lý : Hi3516 (ARM Cortex A9 Up to 800 MHz, 32 KB L1 I-cache, 32 KB L1 D-cache, 256 KB L2 cache)

2. Cổng mạng :

- RJ45 10M/100M (Tự thích ứng Internet)

3. Kết nối Wifi :

- Sử dụng IC REALTEK RTLS188FTV.

- Chuẩn kết nối : Tiêu chuẩn IEEE 802.11b/g/n.

- Tần số hoạt động 2.4 Ghz ~ 2.4835 Ghz.

- Điều chế : 802.11b (CCK, DOPSK, DBPSK); 802.11g (64QAM, 16QAM, OPSK, BPSK) ; 802.11n(64QAM.16QAM, OPSK).

- Chế độ làm việc : Infrastructure , Ad-Hoc

- Tốc độ kết nối dữ liệu không dây : 802.1lb ( Lên tới 11Mbps) ; 802.11g (Lên tới 54Mbps); 802.11n (Lên tới 150Mbps).

- Độ nhạy thu sóng : -94dBm (Tối thiểu).

- Công suất phát sóng : 19dBm(Tối đa).

- Anten thu sóng : Độ tăng ích 5dB

4. Cổng vào HDMI:

- 01 đầu vào HDMI ( Tương thích : HDMI 1.4b, HDMI 1.4b 3D, HDCP 1.4, Hỗ trợ tốc độ liên kết truyền: 3.0Gbps cho 4K và 2K hoặc 1080p@120hz )

5. Đầu vào âm thanh tương tự :

- 01 đầu vào âm thanh tương tự giắc 3.5mm.

- Tần số âm thanh : 30Hz ÷ 20kHz.

- Mức âm thanh đầu vào : 1Vpp.

6. Phím mặc định nhà máy /Ghi chương trình phát :

- 01 nút nhấn cho chế độ mặc định nhà máy hoặc ghi chương trình phát (Nhấn 1 giây để ghi hoặc dừng ghi, nhấn giữ 5 giây để mặc định thiết bị về mặc định thiết bị khi xuất xưởng)

7. Khe cắm thẻ nhớ microSD:

- 01 khe cắm thẻ nhớ Micro SD (Hỗ trợ tối đa thẻ nhớ 128Gb).

8. Mã hóa hình ảnh :

- Mã hóa hình ảnh : H.265/H.264

- Kiểu truyền : Truyền cố định (CBR)/Truyền thay đổi (VBR)

- Tốc độ truyền : 64kbps-12Mbps(có thể điều chỉnh)

- Tỷ lệ khung hình : 50Hz: 1-25fps; 60Hz: 1-30fps(có thể điều chỉnh)

- Độ phân giải luồng chính (Có thể chọn lựa) : 1920*1080; 1600*900; 1440*1050; 1440*900; 1360*768; 1280*1024; 1280*720; 704*576; 640*480; 640*352; 352*288; 320*240

- Độ phân giải luồng phụ (Có thể chọn lựa) : 1280*720; 704*576; 640*480; 640*352;    352*288; 320*240

- Luồng cho thiết bị di động (Có thể chọn lựa)  : 720*576; 720*540; 720*480; 720*404; 704*576; 640*480; 640*360; 352*288; 320*240.

9. Mã hóa âm thanh :

- Mã hóa âm thanh : AAC/G.711A/G.711U

- Lấy mẫu: 32K/48K/64K/128K hoặc 8000Hz(NVR)

10.Luồng mã hóa :

- Luồng TS (Luồng chính)  và luồng TS (Luồng phụ) đẩy qua http.

- Luồng HLS (Luồng chính) và luồng HLS (Luồng phụ) đẩy qua http

- Luồng RTSP (Luồng chính) và luồng RTSP (Luồng phụ) đẩy qua http

11.Các giao thức :

- TCP/IP; DHCP; DNS; DDNS; TS; HLS; HTTP; RTP; RTSP; RTMP; RTMP; SRT; TS

12. Nguồn cung cấp :  Nguồn adapter : 12Vdc/1A.

13. Dải nhiệt độ làm việc :  Nhiệt độ làm việc : -10℃~+55℃

14. Độ ẩm hoạt động: Độ ầm hoạt động ≤ 95%(Không tụ nước)

15. Công suất tiêu thụ : Công suất ≤ 4W

16 . Kích thước sản phẩm và trọng lượng::

- Kích thước : 109mm x 74mm x 25mm.

- Trọng lượng : 186 gram.

2.  BỘ THU IP – TÍCH HỢP ĐIỀU KHIỂN

+ Mã hiệu : CIP-401

+ Hãng sản xuất : Saigonet

+ Xuất xứ : Việt Nam

     1. Thông số kỹ thuật :

- Hệ điều hành : Chạy hệ điều hành Android 4.2.2.

- Vi xử lý : Sử dụng của hãng Allwinner A20  ( CPU  : ARM Cortex-A7 Dual-Core (1,4GHz), GPU : Mali400MP2).

- RAM: Sử dụng DDRam III của hãng MICRON MT41K1G4 (2x512Mb) = 1Gb.

- FLASH :  Sử dụng  eMMC Vision 5.1  của hãng TOSHIBA HGBMFG6C1LBAIL (8Gb)

- Kết nối mạng có dây :

+ Sử dụng IC REALTEK model  RTL8201CP

+ Cổng LAN Ethernet : RJ45 tốc độ kết nối : 10/100-Mbps.

- Cổng ra HDMI:  01 đầu ra HDMI (Tương thích : HDMI 1.4b, HDMI 1.4b 3D, HDCP 1.4, Hỗ trợ tốc độ liên kết truyền: 3.0Gbps cho 4K và 2K hoặc 1080p@120hz )

- Công suất ra loa kiểm tra:

+ Sử dụng IC của hãng EUTECK model : EUA2313

+ Có cổng 4x2.0 mm cho 2 loa , mỗi loa :  6W(8Ohm) hoặc 12W (4Ohm)

- Cổng ra âm thanh  kết nối tới thiết bị khác :

+ Cổng ra tiếng R/L ( Stereo ) : 2xRCA và  2x 2.5mm.

+ Trở kháng 600Ohm . Đáp tuyến : 20Hz đến 15 Khz.

+ Mức ra : 1Vpp . THD < 1% (Max)

- Khe cắm thẻ nhớ :  Micro SD card hỗ trợ tối đa thẻ nhớ 128Gb Class 10.

- Micro thu âm tiếng loa kiểm âm tại phòng máy

+ Hoạt động ở nhiệt độ môi trường :-20 ~ + 70 ℃

+ Dải điện áp hoạt động: 1 ~ 10VDC

+ Hoạt động ở điện áp: 3VDC

+ Trở kháng: 2.2K Ω (max)

+ Dòng tiêu thụ: 0.5mA (max)

+ Loại micro : đa hướng

+ Tỷ lệ tín hiệu so với tiếng ồn: 40dB (tối thiểu)

.....

Tài liệu còn dài, kết bạn zalo 0949 19 16 18 để lấy đầy đủ .