Giải pháp
TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G CHO NHỮNG CÁN BỘ TRUYỀN THANH MỚI.
1. CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G.
- Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 20/1/2020 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc “ phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin’’
- Thông tư 39/2020/TT-BTTTT ký ngày 24/11/2020 với nội dung về “ Quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông’’.
- Công văn số 09/TTCS-CS ký ngày 05/01/2021 về việc “ hường dẫn triển khai công tác thông tin cơ sở 2021’’
- Công văn số 1273/BTTTT-TTCS ngày 27/4/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành về việc hướng dẫn nghiệp vụ về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh (Phiên bản 1.0)
- Công văn số 2455/BTTTT-TTCS ngày 27/06/2023 của Bộ TTTT v/v Hướng dẫn nghiệp vụ về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh (Phiên bản 2.0)
Trên đây là các quy định, văn bản chính hình thành, hướng dẫn để thực hiện hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G. Bên cạnh đó còn một số các văn bản sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác liên quan.
2. PHƯƠNG THỨC VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G.
-Về nguyên lý hoạt động thì Hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G ra đời thay thế hoàn toàn cho hệ thống truyền thanh cũ, về phương thức thì nó khác nhau như sau:
+ Hệ thống truyền thanh có dây thì dùng dây dẫn truyền tải trực tiếp âm thanh thù ampli đặt tại trung tâm xã tới các loa. Nên khi phát thanh là chúng ta phát một loạt các loa, không chọn loa nào phát hay không, không hẹn giờ phát cho từng loa được. Kéo dây đi xa không được…và rất nhiều các yếu tố khó khăn khác.
+ Hệ thống truyền thanh không dây FM, dùng máy phát sóng FM + trụ anten phát sóng truyền tín hiệu từ trung tâm xã tới các trạm loa ở các thôn xóm. Tuy đây là hệ không dây, nhưng hệ thống gồm nhiều thiết bị, sóng phát không đi xa được khi gặp vật cản hay địa hình đồi núi…
+ Hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G : khắc phục được các nhược điểm của 2 hệ thống phát thanh truyền thống. Hệ thống dùng hạ tầng sóng 4G của các nhà mạng làm phương thức truyền tải ( sim 4G), dùng phần mềm để quản lý và vận hành hệ thống. Truyền tin dưới dạng số hóa nên chất lượng âm thanh tốt, không bị nhiễu hú hoặc suy hao tín hiệu.
3. CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G.
- Các thiết bị tại trung tâm Xã/Phường dùng cho việc phát thanh trực tiếp :
+ Micro : Dùng để đọc bản tin, có thể đọc phát trực tiếp hoặc dùng để thu âm thành chương trình phát thanh.
+ Laptop : Dùng để truy cập vào phần mềm truyền thanh thông mình IP 4G, để giám sát các thiết bị, vận hành các thiết bị theo các yêu cầu khác nhau.
+ Bộ số hóa truyền thanh : Dùng để số hóa các tín hiệu âm thanh từ micro hoặc 1 nguồn âm thanh analog nào đó, thành luồng số hóa theo định dạng RTSP, HLS, TS…để phát lên không gian mạng internet. Có thể cài đặt link này cho các bộ thu IP 4G, hoặc người dân có thể dùng điện thoại hoặc máy tính để nghe trực tiếp.
- Các thiết bị tại các trụ loa phát thanh tại thôn/xóm :
+ Loa phát thanh : được gắn trên các trụ điện, mỗi trụ có khoảng 2 tới 4 loa. Loa được gắn vào bộ thu thông minh IP để phát ra các chương trình phát thanh theo người vận hành.
+ Bộ thu thông minh IP 4G : Thiết bị dùng Sim 4G nên cần gắn thiết bị tại bất ký đâu có mạng 4G là thiết bị đều hoạt động được. Thiết bị được vận hành từ phần mềm phát thanh, có thể phát thanh trực tiếp từ trung tâm xã hoặc có thể cài lịch hẹn giờ tự động phát thanh. Thiết bị có thể gắn được từ 2 tới 4 loa nén 25W hoặc 30W.
4. PHẦN MỀM VẬN HÀNH HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MÌNH IP 4G.
Mô hình chung của hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G :
- Về phần mềm vận hành hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G hiện nay còn 2 cách :
+ Vận hành thiết bị truyền thanh thông minh IP 4G trên phần mềm của công ty cung cấp thiết bị. Với phần mềm này thì mỗi công ty sẽ có một giao diện khác nhau, nhưng đều phải đảm bảo các điều kiện vận hành cho người sử dụng. Các địa phương chưa có hệ thống thông tin nguồn của tỉnh thì bắt buộc phải dùng trên phần mềm của nhà cung cấp thiết bị.
+ Vận hành thiết bị truyền thanh thông minh IP 4G trên phần mềm của hệ thống thông tin nguồn của tỉnh. Các tỉnh đã làm xong hệ thống thông tin nguồn cho phát thanh thông minh thì sẽ tạo cho mỗi xã một tài khoản trên hệ thống. Sau đó sẽ tích hợp các thiết bị truyền thanh đang hoạt động của xã đó vào, nên sau này khi mua sắm thiết bị xã/phường có thể mua sản phẩm của bất kỳ đơn vị nào, miễn là sản phẩm tích hợp được vào phần mềm này và vận hành tốt.
- Các phần mềm truyền thanh thông minh IP 4G đều được thực hiện theo hình thức webserver, Phần mềm sử dụng trên các trình duyệt phổ biến (Google Chrome, Firefox, Coccoc, ...) Khi đó bạn có thể vận hành trên bất kỳ máy tính hoặc điện thoại nào có internet, rất tiện lợi.
- Không phải cài bất kỳ APP nào trên điện thoại để vận hành hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G vì tính linh động không đáp ứng. Nếu điện thoại hư thì phải tải và cài đặt lại rất mất thời gian, phụ thuộc.
5. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG XẢY RA TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G.
- Khi sử dụng hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G thì cũng xảy ra các hiện tượng hư hỏng như các hệ truyền thanh trước đây, nhưng mỗi hệ thống lại có những đặc điểm hư hỏng và cách khắc phục khác nhau. Mọi người cùng tham khảo :
+ Hư loa phát thanh : Loa phát thanh là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất, do treo ngoài trời, là bộ phận tái tạo lại âm thanh. Loa hư thường là do đứt coil loa ( hay còn gọi là màng loa).
+ Hư nguồn điện bộ thu IP 4G : Nguồn là phần nhạy cảm nhất của bộ thu IP 4G, dễ bị cháy khi gặp sét đánh hoặc chập điện…các bộ thu IP 4G đều có đèn báo nguồn bên ngoài. Vì vậy cần kiểm tra đèn nguồn xe còn sáng hay không.
+ Hư anten thu sóng 4G : thường các anten thu sóng 4G gắn ở bên ngoài vỏ bộ thu IP 4G để thu sóng tốt hơn. Bộ thu Ip 4G thì treo trên trụ điện, nên dễ bị gãy, hay bị tác động vật lý mà không còn nguyên vẹn. Mất anten 4G sẽ làm thiết bị không thu được sóng, dẫn tới hiện tượng máy bị báo off trên hệ thống.
+ Hư các bo mạch trong bộ thu IP 4G, khi hư các bộ phận này thì cán bộ truyền thanh chỉ có thể kiểm tra bằng mắt thường xem có cháy nổ gì không. Nều không phát hiện gì, nguồn, anten 4G còn thì báo cho công ty sản xuất thiết bị kiểm tra xem hư hỏng bộ phận nào.
+ Sim 4G bị lỗi hoặc hết dung lượng 4G : Để thiết bị hoạt động thì thiết bị phát thanh IP 4G cần phải có sim 4G data đủ dùng. Trong một vài trường hợp có thể hư sim, hoặc đang dùng mà hết data sim 4G hoặc Sim 4G hết hạn sử dụng sẽ làm thiết bị ngưng hoạt động, báo đỏ trên hệ thống. Trong trường hợp này chúng ta sẽ kiểm tra lại Sim 4G.
+ Phần mềm, server quản lý hệ thống truyền thanh bị lỗi : Khi đó bạn có thể không đăng nhập được vào tài khoản của mình, hoặc có thể đăng nhập được nhưng không thể vận hành theo ý muốn được. Khi đó cần liên hệ với SỞ Khoa Học Công Nghệ nơi tạo tài khoản vận hành- Hoặc liên hệ với công ty cung cấp sản phẩm cho bạn để được hỗ trợ.
- Ngoài các hư hỏng trên thì còn gặp một số vấn đề khác như : Bị người dân cúp cầu dao điện, hoặc cắt dây nguồn, cắt dây loa… làm thiết bị không phát được.
- Các hãng sản xuất thiết bị khác nhau sẽ có cách thiết kế, hay vận hành khác nhau, nhưng đều chung cấu tạo và nguyên lý hoạt động và nguyên lý hư hỏng. Bởi vậy các cán bộ truyền thanh mới tiếp cận hệ thống truyền thanh thông mình IP 4G cần hiểu rõ để vận hành, giám sát, sửa chữa hệ thống.
- SAIGONET sẽ đào tạo, hướng dẫn miễn phí vận hành, sửa chữa các thiết bị truyền thanh thông minh IP 4G cho các cán bộ Xã/Phường trên cả nước nếu có nhu cầu.
6. NƠI TƯ VẤN, HỖ TRỢ, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G ?
- Hiện nay trên cả nước có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị truyền thanh thông minh IP 4G, trong đó có cả đơn vị tự sản xuất, có cả đơn vị chỉ làm thương mại . Mỗi công ty lại có chính sách hỗ trợ khác nhau cho khách hàng.
- Việc mua sản phẩm truyền thanh thông minh IP 4G hiện nay rất dễ dàng, nhưng chọn được sản phẩm chất lượng, bền, giá cả hợp lý. Đặc biệt dịch vụ sau bán hàng tốt sẽ đem lại sự yên tâm hơn cho người sử dụng. Hiện nay cạnh tranh, nhiều công ty bỏ thầu giá rất thấp, sau khi cung cấp, nghiệm thu xong họ bỏ luôn chế độ hậu mãi sau bán hàng. Bỏ mặc khách hàng tự lo cho sản phẩm lỗi hoặc hư.
- Vì vậy khi mua sắm thiết bị truyền thanh thông minh IP 4G cần tìm hiểu rõ công ty nào có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát thanh, dịch vụ sau bán như thế nào. Đặc biệt do thiết bị liên quan tới công nghệ thông tin nên cần hỗ trợ cho cán bộ truyền thanh 24/7 kể cả ngày lễ và chủ nhật. Nên cần có cam kết từ các nhà cung cấp để khách hàng thực sự an tâm khi vận hành hệ thống.
- Công ty Saigonet là nhà sản xuất tất cả các thiết bị truyền thanh thông minh IP 4G, bộ số hóa phát thanh, loa phát thanh, mixer… cung cấp cho các đại lý, cho các dự án trên cả nước. Với mục tiêu ưu tiên chất lượng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đem lại sự tin tưởng và hài long cho khách hàng.
- Ngoài ra Công Ty Saigonet còn nhận tư vấn, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống truyền thanh cho khách hàng. Có các phương án để tích hợp các hệ thống truyền thanh khác nhau, hoặc các hãng khác nhau lại với nhau.
- Saigonet nhận đào tạo, hướng dẫn miễn phí cách sửa chữa, vận hành, bảo trì…cho tất cả các cán bộ truyền thanh trên cả nước. Giúp nâng cao hiệu quả vận hành của thiết bị, đem lại hiệu quả cao cho đơn vị sử dụng.
Mọi thông tin liên quan tới hệ thống truyền thanh thông minh IP của Xã/Phường từ việc tư vấn sản phẩm, danh mục sản phẩm, các quy định hiện hành, giá thành sản phẩm, sửa chữa, nâng cấp hệ thống…Hãy liên hệ ngay : 0949 19 16 18 – Bùi Văn Khoa để được biết thêm chi tiết, rõ ràng hơn.